Cuộc chiến bản quyền giữa New York Times và OpenAI được xem là có thể định hình tương lai của ngành công nghiệp AI khi mà New York Times đang tiến hành một cuộc điều tra chi tiết về cách OpenAI huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo – ChatGPT, trong bối cảnh các cáo buộc vi phạm bản quyền. 

>>> Quyền tác giả và lợi ích của việc bảo hộ quyền tác giả

OpenAI bị tố vì huấn luyện mô hình của mình dựa trên khối lượng văn bản khổng lồ mà không trả bất kỳ khoản phí nào. Ảnh: New York Times.

OpenAI bị tố vì huấn luyện mô hình của mình dựa trên khối lượng văn bản khổng lồ mà không trả bất kỳ khoản phí nào. Ảnh: New York Times.

Cuộc Chiến Bản Quyền Giữa OpenAI và New York Times

OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, đang phải đối mặt với một vụ kiện lớn từ New York Times, cáo buộc công ty này vi phạm bản quyền khi sử dụng nội dung của hơn 10 triệu bài báo để huấn luyện mô hình mà không trả tiền cho các tác giả. Đây là một trong nhiều vụ kiện liên quan đến việc sử dụng nội dung bản quyền trong ngành công nghệ AI.

New York Times là một trong những tổ chức đi đầu trong vụ kiện này, với lập luận rằng OpenAI đã “huấn luyện” ChatGPT từ các bài viết của họ mà không có sự đồng ý hoặc trả phí, đồng thời tạo ra nội dung mới có nhiều điểm tương đồng với các tác phẩm của tờ báo. Trong tài liệu đệ trình, New York Times đã liệt kê chi tiết hơn 10 triệu bài báo mà họ cho rằng OpenAI đã vi phạm.

Cuộc Chiến Bản Quyền Giữa OpenAI và New York Times

Ảnh: Freepik

Kiểm Tra Mã Nguồn của ChatGPT

Theo phán quyết của tòa án, các luật sư chỉ có thể vào kiểm tra mã nguồn của ChatGPT trong một môi trường nghiêm ngặt, bảo mật cao. Họ không được phép sử dụng thiết bị điện tử cá nhân và chỉ được truy cập một máy tính không kết nối Internet. Mọi dữ liệu thu thập được sau phiên làm việc đều phải được xóa ngay lập tức.

Cuộc điều tra không chỉ tập trung vào mã nguồn mà còn bao gồm cả việc phân tích cách OpenAI sử dụng các bài viết của New York Times và các nội dung khác để huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Những ghi chú thu thập từ quá trình này chỉ có thể được chia sẻ với năm chuyên gia để hỗ trợ việc phân tích.

Cuộc Chiến Bản Quyền Giữa OpenAI và New York Times

Ảnh: Freepik

Tác Động Pháp Lý và Tiền Lệ Ngành AI

Vụ kiện này không chỉ là cuộc chiến giữa New York Times và OpenAI mà còn có thể đặt ra những tiền lệ pháp lý quan trọng cho toàn bộ ngành công nghiệp AI. Nhiều chuyên gia cho rằng, giống như vụ kiện Napster vào đầu những năm 2000, đây có thể là một bước ngoặt quan trọng, giúp định hình cách các công ty AI sử dụng dữ liệu bản quyền trong tương lai.

OpenAI và Microsoft, đối tác chính trong việc phát triển ChatGPT, đã cố gắng bảo vệ mình bằng cách viện dẫn nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (fair use), cho rằng họ chỉ sử dụng các bài viết để “biến đổi” thành nội dung mới, không phải là sự sao chép y nguyên, mà sáng tạo lại thông tin dựa trên dữ liệu đã thu thập.

Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” sẽ cho phép một số nội dung có bản quyền được sử dụng mà không cần xin phép, nếu việc sử dụng đó nhằm mục đích chuyển đổi, bình luận, phê bình, hoặc học thuật.

Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cảnh báo rằng việc đánh giá liệu hành động này có thực sự là “sử dụng hợp lý” hay không là một vấn đề phức tạp trong thời đại số. Tranh cãi chủ yếu tập trung vào việc liệu quá trình “biến đổi” mà OpenAI thực hiện có đủ để không vi phạm bản quyền hay không, và liệu những nội dung mới mà AI tạo ra có mang tính sáng tạo độc lập, hay vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các tác phẩm gốc.

Thách thức lớn là trong bối cảnh AI, sự thay đổi này khó xác định hơn vì mô hình ngôn ngữ không chỉ sao chép đơn thuần mà có thể tích hợp và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Việc AI “học” từ dữ liệu số hàng loạt có thể gây khó khăn trong việc đánh giá phạm vi “sử dụng hợp lý”, nhất là khi có sự giao thoa giữa luật pháp truyền thống và công nghệ AI tiên tiến.

Vụ kiện của New York Times và những tranh cãi về việc áp dụng nguyên tắc “sử dụng hợp lý” đang cho thấy một lỗ hổng pháp lý quan trọng khi công nghệ AI phát triển vượt qua các khung pháp lý hiện có, đòi hỏi các quy định pháp luật mới rõ ràng và toàn diện hơn để giải quyết vấn đề bản quyền trong thời đại số.

Bản quyền

Ảnh: Freepik

Câu Hỏi Về Trách Nhiệm Của Công Nghệ AI

Cuộc chiến pháp lý này đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng về việc các mô hình trí tuệ nhân tạo thực sự làm gì khi “học” từ các tác phẩm có bản quyền. Liệu quá trình này có tạo ra một bản sao bất hợp pháp của nội dung gốc hay không, hay chỉ đơn thuần là một sự biến đổi?

Vụ kiện của New York Times có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cách các công ty AI tiếp cận vấn đề bản quyền và trách nhiệm pháp lý khi sử dụng nội dung trí tuệ của các tổ chức khác. Nếu cho rằng cho rằng nội dung trí tuệ của các tổ chức được sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc trả tiền bản quyền, thì đó là một hành vi vi phạm, vậy trách nhiệm của các công ty phát triển AI là làm thế nào để đảm bảo tuân thủ luật bản quyền, đồng thời vẫn phát triển được các mô hình ngôn ngữ hiệu quả?

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến OpenAI mà còn đến toàn bộ ngành công nghiệp AI đang phát triển mạnh mẽ và vụ kiện này cũng là tiền đề cho những tranh luận rộng hơn về quyền sở hữu dữ liệu và trách nhiệm pháp lý trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.


Nguồn tin: https://znews.vn/tung-dong-code-chatgpt-dang-bi-soi-xet-post1503590.html 

>>> Biểu diễn âm nhạc và những rủi ro bản quyền – Vai trò của VCPMC

Rate this post

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: c@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 6070 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • VPGD: Tầng 5, 205A Thuỷ Lợi 4 Tower, Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.