Hiện nay, vấn nạn xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên nghiêm trọng, tinh vi và khó xử lý triệt để. Việc xâm phạm quyền tác giả xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực sáng tạo, như: sách/giáo trình/truyện, âm nhạc, mỹ thuật, đồ họa, mẫu mã sản phẩm, thiết kế thời trang, phầm mềm máy tính, sáng chế,…. Điều này thật sự gây quan ngại cho phần lớn người chuyên sáng tạo và sở hữu các sản phẩm sáng tạo trong xã hội vì sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả trong việc sử dụng, khai thác thương mại và bảo vệ các quyền tác giả đối với các tác phẩm của mình. Chính vì vậy, việc được tư vấn một cách chủ động, kịp thời và trọng tâm để bảo vệ quyền tác giả và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả là thật sự cần thiết cho mỗi tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả.

Vậy làm sao để nhận ra tác phẩm của mình đang bị xâm phạm quyền? Ở đâu tư vấn xử lý xâm phạm? Dịch vụ xử lý xâm phạm mang đến hiệu quả như thế nào?. Cùng Monday VietNam giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

  1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật SHTT: (1) Đặt tên cho tác phẩm; (2) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; (3) Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (4) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

  2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật SHTT: (1) Làm tác phẩm phái sinh; (2) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; (3) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm; (4) Phân phối, nhập khẩu để phân phối tác phẩm đến công chúng; (4) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; (4) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

  3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định về Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả tại các điều 25, Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật 25a và Giới hạn quyền tác giả điều 26 của Luật SHTT.

  4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều 28 và Điều 35 của Luật SHTT.

  5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

  6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

  7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

  8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật SHTT


Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Đối với các cá nhân và tổ chức đang sở hữu quyền tác giả, khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền của mình, có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lý:

1. Gửi thư khuyến cáo cho bên vi phạm

Đây là biện pháp đơn giản nhất và ít gây tranh cãi nhất. Thư khuyến cáo là một công cụ để người sở hữu quyền tác giả yêu cầu bên vi phạm ngừng các hành vi xâm phạm và chấp nhận các điều kiện để dàn xếp vụ việc.

Thư khuyến cáo cần được gửi cho bên vi phạm theo hình thức có xác thực, như: gửi qua bưu điện, qua email, qua fax… để có thể chứng minh được việc gửi và nhận thư.

2. Áp dụng biện pháp dân sự

Nếu bên vi phạm không tuân theo thư khuyến cáo hoặc không đồng ý với các đề nghị của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả,tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu ngừng các hành vi xâm phạm theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và Bộ luật Tố tụng dân sự.

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

  4. Buộc bồi thường thiệt hại;

  5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

3. Áp dụng biện pháp hành chính

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

  2. Ngoài các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.

  3. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Áp dụng biện pháp hình sự

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự: Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Tư vấn xử lý xâm phạm quyền tác giả là gì?

Tư vấn xử lý xâm phạm quyền tác giả nhằm thực hiện những công việc giúp tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi phát hiện có hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép quyền tác giả đã được đăng ký.


Dịch vụ tư vấn xử lý xâm phạm quyền tác giả tại Monday VietNam

Chúng tôi tiến hành tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tài liệu liên quan

  1. Thông tin của Quý khách hàng;

  2. Bản sao Giấy chứng nhận quyền tác giả hoặc giấy tờ tương đương;

  3. Thông tin của Bên vi phạm (tên cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp và địa chỉ, thông tin liên lạc);

  4. Thông tin vụ việc và bằng chứng thể hiện hành vi vi phạm của bên vi phạm (tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm).

Sau khi tiếp nhận thông tin đầy đủ và đánh giá mức độ của hành vi xâm phạm, chúng tôi sẽ gửi thư báo phí và các phương án tư vấn xử lý để Qúy khách hàng xem xét lựa chọn hoặc thảo luận.

Bước 2: Gửi văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đến bên vi phạm

Tại bước này, chúng tôi sẽ gửi văn bản yêu cầu đến bên vi phạm để khẳng định quyền sở hữu quyền tác giả của Quý khách và yêu cầu họ chấm dứt hành vi vi phạm, cam kết không tái phạm trong tương lai, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Lưu ý, đây không phải là giai đoạn bắt buộc trong việc tố tụng nhưng phần lớn mọi tranh chấp đều có thể giải quyết ở bước này, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ sở hữu quyền hơn là các vụ kiện tụng kéo dài.

Bước 3: Giám định xâm phạm sở hữu trí tuệ

Gửi yêu cầu, kèm hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan có chức năng giám định sở hữu trí tuệ để giám định mức độ xâm phạm. Kết luận giám định sở hữu trí tuệ sẽ là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được xem là nguồn chứng cứ có giá trị nhất để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Giám định sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm

Yêu cầu này có thể gửi đến một trong các Cơ quan chức năng bao gồm: Cơ quan Công an, Thanh tra Thị trường và Thanh tra Bộ để xử lý hành vi vi phạm của bên vi phạm.

Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, Cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý.

Nếu đơn yêu cầu không hợp lệ, Cơ quan Chức năng yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung tài liệu. Nếu đơn yêu cầu hợp lệ, trong vòng 30 ngày, cơ quan có chức năng ra thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

Chi phí chỉ từ: 5.000.000 đồng/trường hợp.

>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn bảo vệ quyền tác giả


4 lý do nên chọn Monday VietNam khi cần tư vấn xử lý xâm phạm quyền tác giả

Monday VietNam là một trong những nhà tư vấn hàng đầu về xác lập quyền bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm của mình, bạn nên chọn Monday VietNam vì những lý do sau:

  • Monday VietNam có đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các giải pháp phù hợp và hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn trước các hành vi xâm phạm.

  • Monday VietNam có mạng lưới đối tác rộng khắp trong và ngoài nước, giúp bạn giải quyết các vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm ở nhiều thị trường khác nhau. Bạn sẽ được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời khi cần thiết.

  • Monday VietNam có uy tín và niềm tin cao từ khách hàng. Monday VietNam đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong nước và quốc tế, trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu của họ. Bạn có thể xem một số khách hàng tiêu biểu của Monday VietNam tại đây.

  • Monday VietNam có chi phí dịch vụ cạnh tranh và minh bạch. Bạn sẽ được báo giá trước khi sử dụng dịch vụ và không phải lo lắng về các khoản phí ẩn hoặc phát sinh. Bạn cũng sẽ được cung cấp các báo cáo tiến độ và kết quả công việc một cách rõ ràng và đầy đủ.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tư vấn xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của Monday VietNam, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 086 200 6070 hoặc email info@mondayvietnam.com. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn.

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: c@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 6070 – Hotline: 0938 672737
  • Trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • VPGD: Tầng 5, 205A Thuỷ Lợi 4 Tower, Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.